Khẳng định Luật Công bình

Việc hình thành Luật Công bình dẫn đến một hiện trạng tại nước Anh bấy giờ là sự tồn tại song song hai hệ thống tòa – Tòa thông luật và Tòa công bình- dẫn đến sự xung đột về thẩm quyền và "tính hai mặt trong thủ tục tố tụng Anh". Tính hai mặt này là một mặt vừa đặt nặng tính thủ tục và chứng cứ nhưng mặt khác lại bỏ qua tất cả các thủ tục và không coi trọng chứng cứ bằng lẽ phải, một mặt vừa phải tuân thủ hệ thống các án lệ đã có từ trước nhưng mặt khác chỉ phải tuân thủ theo lẽ phải và những phán quyết chủ quan.

Lúc này ở Anh có 3 hệ thống toà án gây nên sự chồng chéo và mâu thuẫn (Hoàng gia, Công bằng và địa phương), ngoài ra các thủ tục tố tụng ở Anh quá phức tạp, mỗi vụ đòi hỏi phải có một loại trát riêng. Và đến cuối thế kỷ XIX ở Anh đã có cuộc cải cách hệ thống toà án và thủ tục tố tụng do sau chiến tranh Anh – Pháp, nước Anh bị lâm vào tình trạng khủng hoảng đòi hỏi phải có cải cách toàn diện.

Điều này đòi hỏi phải có cuộc cải cách pháp luật. Việc cải cách này xuết hiện từ tư tưởng của Jeremy Bantan, ông cho rằng hệ thống pháp luật của Anh mang tính lịch sử, ngẫu nhiên nhiều hơn là tính hợp lý và đề xuất pháp điển hoá ở Anh lúc bấy giờ, ban đầu tư tưởng cải cách này không được ủng hộ của các luật sư, đến cuối thế kỷ XIX đã được chấp nhận và trở thành cơ sở cho việc cải cách pháp luật ở Anh.

Mục đích cải cách là hợp nhất hai hệ thống tòa làm một và xóa bỏ tính hai mặt trong thủ tục tố tụng, thống nhất về một mối. Kết quả cải cách là đã hợp nhất hai hệ thống tòa án, xóa bỏ tính haimặt trong tố tụng. Qua đó khẳng định vị trí của Luật Công bình từ vị trí là bộ phận bổ sung cho Thông luật trở nên bộ phận pháp luật bình đẳng với Thông luật và là một trong hai hệ thống pháp luật trong pháp luật Anh.